Những loại thực phẩm dễ bị hỏng khi trời nóng bức bạn nên biết

Những loại thực phẩm dễ bị hỏng khi trời nóng bức bạn nên biết

Chuyên mục: ,

Vào mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao, vi sinh vật, vi khuẩn dễ sinh sôi phát triển và gây bệnh. Ngộ độc thực phẩm vào mùa hè thường xuyên xảy ra. Thủ phạm của các ca ngộ độc phổ biến là các loại vi khuẩn: Salmonella, Toxoplasma, Listeria và norovirus.

 

Việc các bà nội trợ nắm được cách bảo quản các loại thực phẩm dễ ôi thiu sẽ giúp tránh khỏi các nguy cơ gây đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, …

===>> Bảo quản lạnh thực phẩm

Dưới đây là 6 thực phẩm dễ bị hỏng khi trời nóng bức cần ghi nhớ:

Thực phẩm dễ bị hỏng là những thực phẩm có khả năng hư hỏng, thối rữa hoặc trở nên không an toàn để tiêu thụ nếu không được giữ lạnh ở nhiệt độ 40 ° F trở xuống, hoặc đông lạnh ở 0 ° F trở xuống. 

Ví dụ về các loại thực phẩm phải được giữ lạnh để an toàn bao gồm thịt, gia cầm, cá, các sản phẩm từ sữa và tất cả thức ăn thừa đã nấu chín. Nhiệt độ lạnh làm chậm sự phát triển của vi khuẩn hơn.

Sữa

 

Sữa và chế phẩm từ sữa là những thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình. Tuy nhiên, sữa lại là một trong những thực phẩm dễ gây ngộ độc vào mùa hè.

Vào mùa hè, sữa dễ bị nhanh hỏng, nguyên nhân là do sự tồn tại của vi khuẩn lactobacillus. Trong nhiệt độ oi nóng, tốc độ sản sinh của vi khuẩn lactobacillus nhanh hơn và làm cho sữa bị hỏng. Trời càng nóng, sữa càng dễ bị ôi thiu, có mùi và vị chua, rất khó uống.

Nếu uống phải sữa bị hỏng sẽ gây ra các chứng như tiêu chảy, rối loạn đường tiêu hóa,… Vì thế, sữa tươi nên được bảo quản trong tủ lạnh và uống càng sớm càng tốt.

Trứng

Mặc dù là một thực phẩm lành mạnh nhưng trong trứng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhất là khi trời nắng nóng. Nguyên nhân là do vỏ trứng có thể tồn tại vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc khi chẳng may tiếp xúc và ăn phải. Người bị ngộ độc khuẩn Salmonella có thể bị tiêu chảy, sốt, chuột rút và nôn mửa,…

Để tránh ăn phải thực phẩm dễ bị hỏng như trứng thì CDC khuyến cáo, tốt nhất nên sử dụng trứng khi đã được chế biến chín.

Cách bảo quản trứng mùa hè đúng cách:

Nhìn chung, trứng là thực phẩm có thể bảo quản trong tủ lạnh với nhiệt độ 4oC nhưng nếu để quá lâu trứng sẽ dễ bị mất chất và khô lại. Nếu như không tìm được ngày tháng đóng gói trứng hay không nhớ thì tốt nhất nên ăn trứng trong vòng 3 tuần kể từ khi bảo quản để giữ lại hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất.

Ngoài ra, nên ăn trứng ngay sau khi nấu, không giữ trứng hoặc thực phẩm làm bằng trứng ở nhiệt độ phòng trong hơn 2 giờ hoặc 1 giờ nếu nhiệt độ phòng là 32oC hoặc nóng hơn.

Thịt bò, thịt heo xay

 

 

Thịt xay nhuyễn chính là loại thực phẩm dễ bị ôi thiu nhất vào ngày nóng. Bên cạnh đó, thịt xay cũng có nguy cơ cao gây ngộ độc do tác động của nhiệt độ cao có thể khiến vi khuẩn E. coli sinh sôi mạnh mẽ.

Nên bảo quản thịt bò, thịt heo xay ở tủ lạnh với nhiệt độ bao nhiêu?

– Khi thịt còn sống, nên bảo quản ở ngăn đá nhiệt độ từ -17oC tới – 18oC

– Nếu để ngăn mát, nên duy trì ở nhiệt độ từ 1oC tới 3oC

Để loại bỏ hết vi trùng có thể có thì ngoài sơ chế sạch sẽ, thịt bò và thịt heo khi xay ra cần phải được nấu chín ở nhiệt độ 71oC.

Rau mầm

 

Rau mầm là một loại rau phổ biến được sử dụng trong các món gỏi rau mầm, salad rau mầm,.. vào mùa hè ở Việt Nam. Rau mầm giàu dinh dưỡng và có tác dụng chống ngấy, giải ngán hiệu quả.

Tuy nhiên, rau mầm cần điều kiện ấm và ẩm để phát triển nên rất dễ nhiễm vi khuẩn. Đặc biệt là các loại vi khuẩn như E.coli, Salmonella hay Listeria.

Bảo quản rau mầm như thế nào?

Vì rau mầm rất dễ hỏng, khi mua về nên dùng ngày trong 24 giờ hoặc bảo quản ở nhiệt độ 5oC trong tối đa từ 4 – 5 ngày. Cẩn thận với các loại rau mầm bảo quản từ 10 – 15 ngày mà nhìn vẫn còn tươi mới vì có thể bị tẩm chất bảo quản.

Con Hàu

Hàu là hải sản được ưa chuộng khi các gia đình đi du lịch hay ăn đổi món tại nhà. Ngoài hàu nướng, hàu hấp thì rất nhiều người Việt thích ăn hàu sống vì cho rằng chúng tươi ngon và giàu dinh dưỡng hơn.

Tuy vậy, các chuyên gia cảnh báo rằng, trong hàu sống có thể bị nhiễm khuẩn Vibrio parahaemolyticus và Vibrio vulnificus. Nếu ăn phải sẽ khiến nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm với các biểu hiện như tiêu chảy, nôn mửa, rối loạn tiêu hóa, đau bụng,… Thậm chí từng có trường hợp bị nhiễm khuẩn máu do ngộ độc Vibrio vunlnificus đã tử vong!

Vậy ăn hàu sống có tốt không?

Mặc dù nhiều người cho rằng ăn hàu sống sẽ đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng hơn. Nhưng cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bất cứ bằng chứng nào cho thấy việc ăn hàu sống tốt hơn ăn hàu đã qua chế biến. Tốt nhất, là nên nấu hàu chín để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bảo quản hàu cũng cần đúng cách. Cụ thể:

– Hàu sống nguyên con chưa tách vỏ và để khô: nên sử dụng trong ngày. Nếu muốn hôm sau dùng thì cần bảo quản hàu trong tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0oC tới 6oC

– Hàu sống nguyên con trong bể sục: có thể bảo quản trong ngăn mát từ 1 – 2 ngày

– Hàu đã tách vỏ và chế biến: cần sử dụng ngay trong ngày, không để qua đêm.

Thịt gà

Theo báo cáo của Người tiêu dùng Mỹ năm 2014 cho thấy, tất cả các phần ức gà bao gồm cả gà hữu cơ đều bị nhiễm khuẩn nếu như để ở nhiệt độ phòng quá lâu. Tốc độ nhân lên của vi khuẩn nhanh tới mức, cứ sau mỗi 20 phút thì lượng vi khuẩn sẽ bị nhân đôi lên.

Vì thế, thịt gà cũng là một thực phẩm dễ bị hỏng khi trời nóng bức. Nếu như bạn để thịt gà ở nhiệt độ phòng trên 2 giờ thì tốt nhất hãy vứt bỏ để phòng tránh nguy cơ bị ngộ độc.

 

Rate this post
0926381999
Chat Zalo
Chat Facebook
0926 381 999